
Thực hiện Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ngày 03/02/2025 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2025 với mục đích, yêu cầu thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; qua đó Kế hoạch đưa ra những nội dung và nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ chung gồm 05 nội dung:
- Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, định hướng của Trung ương, Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các đề án, văn bản, chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đáp ứng yêu cầu của tình hình mới;
- Thực hiện các chương trình truyền thông về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm 12 nhiệm vụ:
+ Các văn bản trọng tâm tuyên truyền, phổ biến;
+ Củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;
+ Củng cố, nâng cao năng lực, nghiệp vụ nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương;
+ Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2025 hiệu quả, thiết thực, hướng về cơ sở;
+ Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp;
+ Tổ chức sơ kết đánh giá 05 năm thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư và tổng kết đánh giá 05 năm thực hiện Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
+ Tổng kết 05 năm thực hiện Đề án số 14/ĐA-UBND ngày 26/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (nội dung 2, tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (nội dung 04, nội dung thành phần số 08);
+ Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;
+ Xây dựng, phát hiện và nhân rộng các mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả.
- Công tác hòa giải ở cơ sở 06 nhiệm vụ:
+ Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 27/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở, tập huấn viên hòa giải ở cơ sở; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở;
+ Thực hiện chỉ đạo điểm;
+ Xây dựng, phát hiện và nhân rộng các mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả; Tăng cường hoạt động phối hợp trong việc hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở;
+ tiếp tục hướng dẫn việc thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở theo quy định tại chương XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
- Công tác xây dựng, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 04 nhiệm vụ:
+ Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 29/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, biên soạn các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP; thẩm định kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh;
+ Kịp thời tổng hợp các vướng mắc, khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, địa phương báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Kiểm tra, khảo sát, đánh giá hoạt động thuộc lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo định kỳ, đột xuất.
4. Tổ chức tổng kết và xét thi đua, khen thưởng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật
Để triển khai, thực hiện Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện…
(Chi tiết xem tại Kế hoạch số 19/KH-UBND, ngày 03/2/2025 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Kim Ngân